Một công trình xây dựng đòi hỏi các kỹ thuật xây dựng chuẩn và được tính toán thật kỹ. Trong đó, dầm là một bộ phận quan trọng vì nó chịu lực cho toàn bộ công trình. Để đảm bảo cho dầm đủ độ chắc chắn và an toàn để chịu lực, nhất là đối với những ngôi nhà cao tầng, các kỹ sư thường phải bố trí thép tăng cường trong dầm để đảm bảo an toàn. Vì vậy, cần bố trí thép tăng cường trong dầm như thế nào để chuẩn và chất lượng nhất?
Dầm là gì?
Dầm là cấu kiện cơ bản, thanh chịu lực (chủ yếu là chịu uốn) nằm nghiêng hoặc nằm ngang chịu tác động của lực mô men uốn và lực cắt, có nhiệm vụ đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên.
Tại sao cần bố trí thép tăng cường trong dầm?
Để đảm bảo an toàn cho công trình, nhất là đối với những ngôi nhà cao tầng, khi xây dựng chúng ta phải cân nhắc việc bố trí thép tăng cường trong dầm.
Phần thép trong dầm được bố trí gồm 4 thép chủ tạo thành một bộ khung thép tăng cường gối và thép tăng cường bụng (thép nhịp). Thép tăng cường gối nằm ở gần cột và phần thép bụng nằm ở giữa dầm.
Cách bố trí thép tăng cường trong dầm
Việc bố trí thép tăng cường trong dầm cần theo đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối. Khi nắm rõ được các nguyên tắc bố trí thép dầm sẽ giúp cho quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi cũng như tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí.
Bố trí thép dầm được phân ra theo tiết diện ngang và tiết diện dọc. Chúng ta cần phân biệt rõ để tránh áp dụng nhầm lẫn vì nguyên tắc bố trí thép tăng cường trong dầm cho mỗi tiết diện thì khác nhau.
Nguyên tắc bố trí thép tăng cường theo tiết diện ngang trong dầm
- Chọn đường kính cho cốt thép dầm dọc.
Tiêu chuẩn của đường kính cốt thép chịu lực ở dầm sàn trong khoảng 12 – 25mm, còn đối với dầm chính thì khoảng 32mm.
Đặc biệt không nên chọn đường kính quá 1/10 bề rộng của dầm. Không nên dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực và mỗi loại chỉ nên chênh nhau ít nhất 2mm.
- Tạo lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Trong bố trí cốt thép dầm dọc, lớp bảo vệ cho cốt thép dầm cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền vững của toàn bộ dầm thép. Lớp bảo vệ phần cốt thép thì được chia làm hai loại là lớp cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2. Hai lớp này có sự khác nhau nên khi thi công cần phải phân biệt rõ ràng. Lưu ý, chiều dày của lớp bảo vệ không được nhỏ hơn so với đường kính của cốt thép.
Xét theo chiều cao tiết diện của dầm và sườn:
- Đối với lớp cốt thép chịu lực:
- Nếu chiều cao tiết diện < 25cm thì lớp bảo vệ khoảng 15 – 20mm.
- Nếu chiều cao tiết diện > 25cm thì lớp bảo vệ khoảng 20 – 25cm.
- Đối với lớp bảo vệ cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:
- Nếu chiều cao tiết diện< 25cm thì lớp bảo vệ chuẩn là 10 – 15mm.
- Nếu chiều cao tiết diện > 25cm trở lên thì lớp bảo vệ chuẩn là 15 – 20mm.
- Tạo khoảng hở tại phần cốt thép dầm
Khoảng hở còn được coi là khoảng cách thông thủy tại phần cốt thép dầm. Theo các chuyên gia, khoảng hở phải lớn hơn trị số lớn và nhỏ hơn đường kính cốt thép. Một số quy tắc khi tạo khoảng hở:
- Phần cốt thép đặt dưới to khoảng 25mm.
- Phần cốt thép đặt trên to khoảng 30mm.
- Trong trường hợp đặt thành 2 hàng thì cốt thép hàng phía trên phải to khoảng 50mm.
- Khoảng hở phía trên phải đảm bảo vừa với đầm dùi được đút vào.
- Bố trí thép dầm
Khi bố trí thép dầm, việc giao nhau giữa thép dầm dọc và thép dầm khung theo thiết kế cần tạo thành một góc 90 độ. Cần phải đặt cốt thép bên trên của dầm sàn thành 2 hàng song song sao cho cốt thép phía trên dầm chính dễ dàng đặt vào giữa khoảng cách 2 hàng.
Nguyên tắc bố trí thép tăng cường theo tiết diện dọc trong dầm
Một số nguyên tắc khi bố trí thép tăng cường trong dầm theo tiết diện dọc:
- Momen dương của phần cốt thép chịu dọc thì kéo AS tại phần phía dưới và phần momen âm phía trên.
- Cần phải tính toán kỹ những vùng đặt cốt thép và chọn đặt tại nơi có momen lớn nhất. Có thể cắt bớt một số thanh sắt hoặc uốn cong chuyển vùng để tiết kiệm tiết diện và giảm các thanh thép chịu lực tại vị trí đó.
- Cần đảm bảo số thép còn lại vẫn có khả năng chịu lực tại những điểm có tiết diện nghiêng hoặc các điểm có tiết diện thẳng góc sau cắt bớt.
- Phải chắc chắn phần cốt thép chịu lực được neo ở đầu mỗi thanh, các đoạn neo này thường được xác định theo mục neo phần dưới.
- Có thể đặt phần cốt thép chịu lực một cách độc lập hoặc phối hợp với nhau.
Bài viết trên là những chia sẻ về cách bố trí thép tăng cường trong dầm chuẩn và chất lượng nhất. Hi vọng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về dầm và các yêu cầu khi thi công để xây dựng công trình an toàn và hiệu quả.